Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh chính hãng địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 .
Cửa hàng mở cửa từ 8:00 – 17:00 từ thứ 2 đến chủ nhật
Dạy bé chậm nói tại nhà như thế nào?
Đây là nỗi lo của khá nhiều bậc cha mẹ khi con chậm nói. Nhất là khi con đã trải qua 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa phát âm được. Đến nỗi hai từ khá quen thuộc với bé như ba ơi, mẹ ơi cũng nói khó khăn. Vậy phải làm sao? Hãy bỏ túi những lưu ý khi dạy bé chậm nói tại nhà dưới đây!
Dấu hiệu nào nhận biết con bạn chậm nói
Theo nhiều nghiên cứu khoa học. Trẻ chậm nói thường gắn liền với chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không phải trường hợp chậm nói nào cũng bị tự kỷ. Theo đó, các cha mẹ cần biết những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé:
– Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu biết xuất hiện phát ứng và “hóng” chuyện
– Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi: Bé có thể phát âm những từ đơn giản như cha, mẹ, ông, bà
– Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi: Bé có thể phát âm những từ 2 âm tiết rõ ràng
– Trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi: Bé có thể phát ẩm được các từ đơn giản, có ngữ điệu, tiết tấu.
Bé càng trưởng thành thì vốn từ của bé sẽ càng phong phú. Song nếu như đến 18 tháng tuổi mà bé vẫn chưa phát âm được 2 từ. Hoặc có phản ứng chậm với ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ bé nhà bạn đã bị chậm nói. Và bạn phải bắt tay ngay vào việc dạy bé chậm nói.
Vậy làm sao để dạy con chậm nói hiệu quả?
Qua tìm hiểu cũng như nghiên cứu nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo đơn giản để khắc phục việc chậm nói ở trẻ. Chỉ cần ba mẹ kiên trì, biết đâu sẽ giúp được bé nhà bạn. Vừa cải thiện được vốn từ, vừa giúp bé phát triển cả về thể chất, tinh thần.
– Hãy nói chuyện với bé nhiều hơn
Một bí quyết dạy bé chậm nói đơn giản nhất là nên nói chuyện nhiều với bé. Nếu như bé không thể nói bằng ngôn ngữ, bạn có thể “buôn” chuyện với bé bằng cái khác. Chẳng hạn như cử chỉ, nét mặt. Và nhớ, nên buôn chuyện với bé mọi lúc, mọi nơi.
– Không bắt chước ngôn ngữ của bé
Khi bé mới tập nói, bé thường phát âm còn lịu, chưa rõ. Do đó, cha mẹ đừng bao giờ bắt chước ngôn ngữ của bé. Điều này dễ dẫn đến việc bé tưởng rằng mình phát âm đúng. Dần trở thành thói quen, lâu ngày sẽ khó sửa.
– Để trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn
Để dạy bé chậm nói, một mình bạn là chưa đủ. Hãy tạo cho bé môi trường để tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn. Nhiều khảo sát cho thấy, bé sẽ dễ biết nói nếu như tiếp xúc với nhiều bạn đồng trang lứa.
Bút mài thầy Ánh chúc bố mẹ thành công!