Có nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm để con thông minh?
Ở các nước Anh, Mỹ, Úc… khái niệm về phương pháp giáo dục sớm đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên ở Việt nam thì mới rộ lên vào những năm gần đây. Bên cạnh những thông tin tích cực về phương pháp giáo dục này. Thì cũng có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Họ cho rằng giáo dục sớm khiến nhiều bố mẹ “tiền mất, tật mang”. Vậy bản chất của phương pháp giáo dục này là gì đây?
Hiểu về giáo dục sớm thế nào cho đúng?
Giáo dục sớm để con trở thành thiên tài. Đó chính là tâm lý chung của rất nhiều bố mẹ khi áp dụng cho con phương pháp này. Đây chính là suy nghĩ sai lầm trầm trọng. Vì thực tế, phương pháp giáo dục sớm chỉ giúp kích hoạt tiềm năng não bộ của trẻ mà thôi. Từ đó bố mẹ biết được đâu là thế mạnh của con, để biết cách giáo dục phù hợp.
Chính vì bố mẹ suy nghĩ sai nên dẫn đến đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái. Con lúc nào cũng phải giỏi, không được thua kém những đứa trẻ khác… Vì những kỳ vọng này mà bố mẹ đã vô tình khoác lên gánh nặng tâm lý cho trẻ.
Nhiều bố mẹ không ngại bỏ ra khoản tiền lớn cho con theo học các chương trình ở trung tâm. Hay các trường mầm non tư thục quảng cáo rầm rộ. Nhưng thực chất lại không hiểu được toàn bộ quá trình phát triển của con.
Thế nào là giáo dục sớm
Giáo sư Glenn Doman – cha đẻ của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman. Ông đã từng cảnh báo trong cuốn sách “Dạy trẻ thông minh sớm”: “Nếu thực hiện điều gì đó mà bố mẹ không hiểu. Có thể bé thực sự đối diện với nguy hiểm”.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu. Áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con không nhất thiết là dạy bé đọc, viết, nói từ sớm… Hiểu rộng hơn, đó chính là giáo dục về giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xã hội cho bé. Đặt trẻ vào một môi trường phát triển tự nhiên năng động, có sự yêu thương, sẻ chia. Chính những điều này sẽ làm tiền đề cho sự phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực của trẻ.
Giáo dục sớm như thế nào là hợp lý?
Giáo sư Evangelou, ĐH Oxford, Anh Quốc đã từng có báo cáo, giáo dục sớm phải phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như:
Từ 0 – 3 tuổi: Hãy để trẻ học bằng cách khám phá, vui chơi và giao tiếp. Đây chính là 3 yếu tố quan trọng. Tất cả các kiến thức nếu được thông qua 3 tiêu chí này sẽ được não bộ tiếp nhận. Nếu làm ngược lại não sẽ bị tổn hại và không thể phát triển bình thường được.
Từ 4 – 8 tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng phát triển ngôn ngữ và tư duy. Bố mẹ nên lưu ý quan trọng nhất là đến 6 tuổi. Nếu trẻ bị tổn thương về tâm lý trước 6 tuổi, sẽ rất khó phục hồi. Thời điểm này bố mẹ vẫn áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con. Thông qua hình thức khám phá, học hỏi, vui chơi là chính. Bố mẹ có thể dạy thêm toán học, từ vựng, ngôn ngữ thứ 2 cho con.
Sau 8 tuổi: Lúc này não bộ của con đã có thể học hỏi ở mức độ phức tạp hơn. Do não đã phát triển gần giống với người lớn về chức năng, tính bền vững. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý phải dung hòa giữa việc học và tham gia các hoạt động vui chơi. Tuyệt đối không quá đặt nặng áp lực việc học với trẻ.
Phương pháp giáo dục sớm là một phương pháp khoa học, thông minh
Nó giúp trẻ sớm nhận biết được đâu là hành động đúng – sai của mình. Qua đó, biết chủ động nhận trách nhiệm về bản thân. Trẻ biết chủ động, tự lập làm mọi thứ, đặc biệt biết đứng dậy khi vấp ngã.
Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp giáo dục nào cho con. Trước tiên bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ và hiểu về nó đã bố mẹ nhé! Không nên dạy con theo phong trào một cách hời hợt. Vì nó không hề mang lại kết quả tốt, ngược lại còn phản tác dụng.
Bút mài thầy Ánh hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho quý phụ huynh trong quá trình dạy trẻ.
Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169
Không Có Câu Trả Lời